Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

Tình sinh vào mùa Đông, vị Tình căm, thân Tình khu...

Sharing is not limited: Tình sinh vào mùa Đông, vị Tình căm, thân Tình khu...: Email Chẳng phải mùa nào cũng chở những cánh gió Bấc buốt giá lẳng lơ, ngày nào cũng êm êm mưa phùn câm lặng. Nào phải nỗi cô đơn ...

Phố có xa

Sharing is not limited: Phố có xa: Email Phố ngày cuối thu … Phảng phất chút buồn vương vấn, luyến lưu sót lại – không biết ai đã làm rơi rớt mà níu gót chân những k...

Củi mục trôi về

Sharing is not limited: Củi mục trôi về: Email Những đám mây tối thẫm, trĩu nước sà thấp, ậm è như đang cố ấn ngôi chùa lún vào khoảng vườn ngập lút đầu ngọn cỏ. Những cái...

Hà Nội: Hoa cải tháng chạp

Sharing is not limited: Hà Nội: Hoa cải tháng chạp: Email Tháng mười hai. Hà Nội đang là mùa khô. Buổi sáng sớm và chiều tối, trời thường se se lạnh. Nhưng tháng chạp này cũng có nhữ...

Những cánh đồng

Sharing is not limited: Những cánh đồng: Email Tôi thích cái cảm giác đi dạo giữa những cánh đồng rộng lớn, lắng nghe gió rì rào và thấy mình nhỏ bé trước cái khoảng không...

Tình sinh vào mùa Đông, vị Tình căm, thân Tình khu...

Sharing is not limited: Tình sinh vào mùa Đông, vị Tình căm, thân Tình khu...: Email Chẳng phải mùa nào cũng chở những cánh gió Bấc buốt giá lẳng lơ, ngày nào cũng êm êm mưa phùn câm lặng. Nào phải nỗi cô đơn ...

Phố có xa

Sharing is not limited: Phố có xa: Email Phố ngày cuối thu … Phảng phất chút buồn vương vấn, luyến lưu sót lại – không biết ai đã làm rơi rớt mà níu gót chân những k...

Tấm ảnh cũ

Sharing is not limited: Tấm ảnh cũ: Email 2.00pm 23.6.2010 Anh đứng dậy tiến tới bàn thanh toán, cô cũng đứng dậy bá vai theo anh, trên tay cô vẫn cầm hộp trà sữa thạ...

Bốn viên ngọc quý chết người

Sharing is not limited: Bốn viên ngọc quý chết người: Email Người nào người nấy muốn công danh, sự nghiệp, muốn mình nổi tiếng và thành trung tâm của vũ trụ. Nhưng liệu những thứ này c...

Những lần mẹ nói dối

Sharing is not limited: Những lần mẹ nói dối: Email Con gái hổ thẹn thú nhận vẫn hay nói dối mẹ như vậy đó và chẳng bao giờ nghĩ mẹ giấu con điều gì cả. Cho đến bây giờ, con đã...

Mùa hè ở Ấn độ

Sharing is not limited: Mùa hè ở Ấn độ: Email Ngồi vắt vẻo trên ban công thả mắt xuống đường, tôi chợt thấy lòng mình vơi vơi đi một cái gì đấy. Vẳng từ xa tiếng leng ken...

Người đàn ông thực sự yêu em là…

Sharing is not limited: Người đàn ông thực sự yêu em là…: Email Người đàn ông thực sự yêu em là người đàn ông luôn đến bên em khi em buồn và khi em cô đơn. Người cầm chiếc dù che cho em tr...

Người đàn ông thực sự yêu em là…

Sharing is not limited: Người đàn ông thực sự yêu em là…: Email Người đàn ông thực sự yêu em là người đàn ông luôn đến bên em khi em buồn và khi em cô đơn. Người cầm chiếc dù che cho em tr...

Củi mục trôi về

Sharing is not limited: Củi mục trôi về: Email Những đám mây tối thẫm, trĩu nước sà thấp, ậm è như đang cố ấn ngôi chùa lún vào khoảng vườn ngập lút đầu ngọn cỏ. Những cái...

Loa Kèn Tháng Tư

Sharing is not limited: Loa Kèn Tháng Tư: Email Tháng hai Hà Nội có hoa Cải, tháng ba hoa Sưa, tháng tư hoa Loa Kèn , tháng năm hoa Sen và tháng sáu hoa Điệp. Phan nhớ có lầ...

Hà Nội: Hoa cải tháng chạp

Sharing is not limited: Hà Nội: Hoa cải tháng chạp: Email Tháng mười hai. Hà Nội đang là mùa khô. Buổi sáng sớm và chiều tối, trời thường se se lạnh. Nhưng tháng chạp này cũng có nhữ...

Những cánh đồng

Sharing is not limited: Những cánh đồng: Email Tôi thích cái cảm giác đi dạo giữa những cánh đồng rộng lớn, lắng nghe gió rì rào và thấy mình nhỏ bé trước cái khoảng không...

Người thứ 3

Sharing is not limited: Người thứ 3: Có hàng tá lí do để người ta từ bỏ một cuộc tình, hay một người tình, và một trong những lí do thường gặp nhất là khi có kẻ thứ 3 xuất hiện...

Chuồng chim bồ câu

Sharing is not limited: Chuồng chim bồ câu: 1. Ở thành phố, việc tìm một cuốn sách hay một tờ báo có lẽ là việc dễ dàng nhất. Bước chân ra đầu ngõ đã thấy các quầy bán sách báo với ...

Chuồng chim bồ câu

Sharing is not limited: Chuồng chim bồ câu: 1. Ở thành phố, việc tìm một cuốn sách hay một tờ báo có lẽ là việc dễ dàng nhất. Bước chân ra đầu ngõ đã thấy các quầy bán sách báo với ...

Chuồng chim bồ câu

Sharing is not limited: Chuồng chim bồ câu: 1. Ở thành phố, việc tìm một cuốn sách hay một tờ báo có lẽ là việc dễ dàng nhất. Bước chân ra đầu ngõ đã thấy các quầy bán sách báo với ...

Ban công xám có cơn gió khẽ lùa qua…

Sharing is not limited: Ban công xám có cơn gió khẽ lùa qua…: Một chiều cuối tuần, tôi lôi ra mấy bài hát cũ và thả chúng tự do vi vu giữa không gian vắng lặng thanh bình mà dạo gần đây hiếm khi được...

Để nỗi nhớ vút bay

Để nỗi nhớ vút bay: “Phần còn lại của quên là nhớ Sống một đời để nhớ, và quên” Sài Gòn. Qua rồi những cơn mưa… Ai đó đã nói với tôi: Phía sau nụ cười là góc...

Tình sinh vào mùa Đông, vị Tình căm, thân Tình khuyết …

Chẳng phải mùa nào cũng chở những cánh gió Bấc buốt giá lẳng lơ, ngày nào cũng êm êm mưa phùn câm lặng. Nào phải nỗi cô đơn nào cũng chịu ngủ vùi giữa cái mùa người người vội vã đi tìm hơi ấm thương yêu. Đâu phải nỗi niềm nào cũng mong manh giấu diếm, bàn tay đơn côi cùng cực nào cũng chỉ biết run run tủi hờn khi thấy ai kế bên có một bàn tay gần để nắm. Không phải vòng tay nào cũng là cho đi và nhận lại, đôi khi chỉ là cái vòng tay tự vuốt ve nỗi đau mình nên thầm nhủ những cái ôm là ngút ngàn xa và chẳng cần thiết, sự quâm tâm hão huyền kia quá xa xỉ với mình.
Lạnh lẽo đủ đầy ! Xa xót đủ say…
Mùa Đông… Cũng ích kỷ như Người thôi !
Tình sinh vào mùa Đông, vị Tình căm, thân Tình khuyết …
ke xa la Tình sinh vào mùa Đông, vị Tình căm, thân Tình khuyết ...
Mùa trót đánh rơi người ta lẻ loi đến hoang mang vô tận mà nào ngoái đầu lại một lần, và cũng làm cho sự ân cần dù côi cút nhỏ nhoi đến đâu cũng nở rộ như ngọn lửa cháy bùng, bấu víu vào đó mà tan cùng những con nắng ảo ảnh mập mờ. Chỉ có mùa Đông, chỉ mùa Đông mới có đôi bàn tay sắc lạnh mà nhấn chìm lồng ngực hay trái tim nhói buốt, quằn quoại đến cùng. Kéo những vết cứa tưởng như không đáy ngập ngụa xuống tận cùng cơn đau. Có trách chi, khi chính ta ném vào đây, nơi lồng ngực này lời nguyền man dại. Giờ khi cô quạnh đôi chân mon men theo con đường kỷ niệm đã chết trong nhau. Mới nhận ra lòng thành vơi đi một nửa !
Ngoảnh đầu lại trên cây cầu sám hối của kẻ không mang tội. Ngẩn ngơ điên dại góp nhặt cay đắng thiếu thừa . Lời hứa sẽ không làm thêm một câu thơ nào cho Người nữa, biết cúi đầu gãy nhịp. Sắp xếp lại bản tình ca đứt đoạn, thấy em sai, là em mù quáng muôn đời. Hình hài bình yên méo mó như Đêm gầy guộc vụn vỡ từng mảnh dưới chân trần. Em bước chậm qua nuốt trọn xa vời bão tố. Vỗ về mình như lầm lỗi cũng biết thương xác thân vươn mình thú tội. Ngậm chát chua, xuôi giông gió rơi chuếnh choáng vách lòng. Cho già cỗi cơn đau chật chội trong hơi thở Đời phôi pha. Hoang hoải, ngổn ngang  chênh vênh như tiếng nấc của mùa.
Trong góc khuất của màn Đêm, tim nhận ra…
Hồn vì dại nên đặt khờ cơn mơ nhỏ nhoi giữa miệng cười Đông ác . Khoảng cách giữa Người và kỷ niệm chỉ sau một cái giật mình bỗng hóa xa xôi. Khối đỏ mồ côi trong lồng ngực dụi đầu vào bàn tay xa lạ đầy thương hại khe khẽ. Nhắc mình quên đi nỗi bẽ bàng trở dậy như gánh căm phẫn vẽ thêm một mùa Đông ngơ ngẩn mang hình hài cũ  xưa…

P/s: Lòng hoang, cảm xúc bề bộn giằng xé, đôi khi không biết đã để lạc mình chốn nào. Càng cố gắng tìm lại những điều hoàn hảo, càng thấy dối trá bội bạc như vôi chảy vào muôn ngả cõi lòng. Nhạt , vắng, đắng , mặn. Chỉ thấy mình đang như vậy thôi. Trống rỗng và những cảm xúc trôi ngang không biết phải trải qua như thế nào làm nỗi bức bối lại giận dỗi , chán nản chính mình. Phải làm gì giải thoát nhưng gì khốn khổ bị mình giam hãm trong sự nhợt nhạt xúc cảm này đây.
25/01/2011.
Đã có rất nhiều ngày nữa thế nằm lại hôm qua, để đôi môi hôm nay viễn mãn cười thầm, để mang ngây thơ trong mình ra đánh cược về những xúc cảm đang lớn dần lên, chật chội trong lồng ngực. Để không bận lòng so sánh và thấy mình bao dung hạnh phúc . Đôi khi nhớ lại trong phút chốc những ký ức nghiêng mình già cỗi . Rồi giật mình quay về hiện tại , tự giằng xé, phàn nàn về nỗi nhớ lúc này đây gào thét trog mình lại là điều thú vị. Chẳn g phải đó là khi đang rất bình yên trước hạnh phúc, hồn nhiên như chưa bao giờ phải chịu đựng bất cứ một vết cứa nào hay sao?
Bình yên ạ, sớm nay êm đềm qúa, những nồng nàn vẫn ngủ lại nơi đây , hơi thở không đều và yêu thương hối hả xoáy vào lồng ngực cồn cào viên mãn. Nụ cười có đôi, ngày về se sắt trên vai trần khúc khích. Em sẽ lại viết những bản tình ca có nhau, có nhau thật thà, không hờn ghen số mệnh …
Hà Mây

Phố có xa

Phố ngày cuối thu …
Phảng phất chút buồn vương vấn, luyến lưu sót lại – không biết ai đã làm rơi rớt mà níu gót chân những kẻ tha phương trở về trong hoài niệm, trong ký ức ban sơ mộc mạc tinh khôi đến lạ …
duong tau mua dong Phố có xa
Người ta vẫn thường hay nhắn nhủ nhau sống cho hiện tại và tương lai, nhưng không nói không rằng, không một lý do. Đôi khi những gì thuộc về ngày hôm qua vẫn sống và cựa mình mãnh liệt giữa tiềm thức ngổn ngang trăm nỗi, bất chợt khi đi đi về về quanh những ngõ phố.
Phố nhỏ giữa lòng thành phố trong tôi vẫn thường là một ngã rẽ vào ngôi trường cũ. Con đường nhỏ, vắng lặng những ngày hè ngủ yên, có gió buổi chiều vội, có nắng nhạt vàng vàng, dìu dịu, phả vào không gian chút sắc màu đượm đà.  Con phố ấy còn là một trời hoa điệp vàng thấp thoáng ẩn hiện với tà áo trắng phơ phất, những mái tóc rối loà xoà trong cái gió quậy tung trời, bạn tôi vẫn thường bảo lia máy quay góc cảnh nào cũng đẹp và lãng mạn chẳng khác gì trong phim. Nhưng tôi, chỉ phát hiện ra cái điều bình dị, đáng yêu ấy khi còn dăm bữa là rời khỏi ngôi trường thân thương …
Tôi vẫn hay bắt gặp những câu chuyện tình cảm với kết thúc buồn, những con người không may mắn với duyên mệnh, hay trở lại góc phố thân quen như tìm về hạnh phúc và tiếng cười không còn hiện hữu ở hiện tại… Để làm gì? Để bỗng dưng yêu và thương lạ lùng khung cảnh này, góc quán kia. Để bỗng dưng nhớ – có khi là quay quắt như từng cơn gió quật mạnh, quẩn quanh theo vòng ốc xoáy làm thành cơn bão giữa lòng phố nhỏ – phố của hoài niệm còn vương vị ngọt. Cũng có khi chỉ là chút nuối tiếc – đăng đắng, nghèn nghẹn chẳng nên lời, giờ như khoảnh khắc một bàn tay giơ vội ra khoảng không nhưng không còn bắt lấy kịp mấy nhánh hoa điệp đã nằm lặng im dưới đất …  Khi ấy, chẳng phải, phố đã xa, người đã xa , và tất cả cũng xa? Có lẽ, từ “quên” là một từ dễ nói ra, nhưng chắc gì mọi người, hay cả tôi làm được và làm thật tốt khi chúng ta vốn dĩ đều là con người – những sinh vật mà lý trí sống chung với tình cảm, lại có lúc cảm xúc bước vội hơn trên những con đường trải về những miền xa thẳm không tên.…
Tôi – mười bảy, tồn tại và cố gắng vì điều gì đó tươi sáng và rực rỡ với những vòng xe xuôi ngược, chạy cùng những giờ học thêm, đến trường hai buổi đều đặn. Ai – trưởng thành, sống vì những điều cần cho cuộc sống, và đôi khi cứ bước quanh quẩn trong cái ngõ chật hẹp của đời sống bộn bề, được bao lần nhìn về phía con phố mà hơn một lần đã đi, đã thân thương. Phải chăng, những điều gì quá đỗi hiển nhiên thì không mấy được chú ý trừ khi, ta sẽ mất và lạc, một ngày nào đó – trong tương lai…
Thành phố nơi tôi sống thật nhỏ bé, bao lần tôi vẫn nói như thế với lũ bạn, chỉ có dăm con đường nối đuôi nhau, đi đâu về đâu cũng chẳng thể lạc. Và thật tình, khi tôi lớn một chút, dường như sự bình yên  lắm của thành phố không còn cho tôi chút hứng thú gì… Và rồi tôi biết cũng sẽ có ngày tôi đi, đi đâu thì tôi chưa thể biết trước được, nhưng tôi sẽ xa, xa những ngõ phố ngần mười mấy năm trời đi xuôi về ngược. Không biết lúc ấy, gói trong hành trang của tôi còn được bao nhiêu hoa điệp vàng, bao nhiêu cơn gió, bao nhiêu gương mặt quá đỗi thân thuộc mà nhắm mắt cũng có thể gọi tên, và bao nhiêu, bao nhiêu góc phố bé nhỏ đã hằn gót chân tôi qua …
Đi rồi sẽ về, một ngày nào đó ở tương lai xa hơn, như những kẻ đi xa ngày trở về, luôn day dứt một câu hỏi: “ Phố có xa trong tôi?”…
Song Bình

Tấm ảnh cũ

2.00pm 23.6.2010
Anh đứng dậy tiến tới bàn thanh toán, cô cũng đứng dậy bá vai theo anh, trên tay cô vẫn cầm hộp trà sữa thạch cỏ màu xanh lục. Thứ trà mà cô thích nhất. Họ là một đôi tình nhân hạnh phúc. Chàng trai cao to, với đôi mắt buồn luôn ẩn hiện sau chiếc kính. Đôi tay rắn rỏi, những bước chân vững chãi, nụ cười duyên với chiếc răng khểnh làm anh thu hút không biết bao nhiêu cô gái. Cô gái với vóc dáng tuyệt đẹp, sống mũi cao, đôi môi dịu dàng, đôi mắt to tròn làm mê mẩn vô số chàng trai. Họ đi bên nhau tay trong tay hạnh phúc.
- Để em trả tiền cho – Cô gái nhỏ nhẹ lên tiếng.
- Em có thấy chồng nào bắt vợ trả tiền không để anh trả cho – Chàng trai mỉm cười
- Thế đưa ví đây nào.
Cô gái giật lấy chiếc ví của chàng trai, nhanh đến nỗi anh chỉ kịp a lên 1 tiếng vô thức. Và lí do anh phản ứng như vậy đã được cô trả lời hộ. Cô cầm ví của anh lên, và lập tức, nụ cười của cô bay mất. Cô đánh rơi chiếc ví. Ánh mắt cô đầy vẻ sửng sốt. Và rồi từng giọt, từng giọt nước mắt cứ thế tuôn rơi. Quay mặt lại nhìn anh với ánh nhìn khó hiểu. Cô gào lên:
- Cô ta là ai?
- Anh ko muốn trả lời câu hỏi này
- Người tình của anh phải không? Đồ đều. Cô hắt manh cốc trà sữa vào mặt anh. Cả quán ăn chết lặng sau hành động ấy của cô. Ngay sau đó, họ xì xào bàn tán. Người thông cảm thì nhìn anh bằng anh mắt thương hại. Kẻ chua ngoa nhìn anh bằng ánh mắt khinh bỉ.
Anh vẫn đứng đó, cam chịu. Anh không thể giải thích cho cô. Anh nhìn sâu vào đôi mắt cô nhưng thật nhanh, cô lao ra ngoài, Òa khóc. Anh đứng đó, lặng lẽ nhặt chiếc ví lên, đôi mắt buồn của anh dán chặt vào 1 tấm ảnh của một người con gái. Không phải là cô. Ngoài trời, mưa rơi tầm tã, trong lòng anh, 1 trời giông tố cũng trỗi dậy.
me with old photos Tấm ảnh cũ
8.00a.m 24.12.2008.
- Anh ơi, hôm nay là ngày gì hả anh?
- Em giả vờ đúng không, hôm nay là Noel chứ ngày gì
- Em ứ chơi với anh nữa, em về.
- Thôi thôi anh đùa mà, hôm nay là kỉ niệm 2 năm chúng mình yêu nhau mà.
- Cũng nhớ cơ à.
- Hì, anh yêu của em giỏi mà, đã già đâu mà không nhớ.
Cơn gió mùa đông lạnh, ào ạt thổi qua từng chiếc lá sót lại của mùa thu. Dòng người vội vã như để tránh cái lạnh. Những chú chim không kịp về phương nam tránh rét cũng tranh thủ nép mình trong góc của những mái nhà rêu phong, bạc màu vì thời gian. Thời tiết càng ngày càng xấu đi. Nhưng anh lại cảm thấy ấm áp, vì người con gái anh yêu đang ngồi phía sau, ôm anh thật chặt. Anh đưa cô qua từng con phố, nói với cô ấy anh yêu Hà Nội, yêu mùa đông và yêu cô như thế nào. Mắt cô long lanh, dường như cô cảm nhận được hạnh phúc trong từng cử chỉ, từng lời nói của anh. Anh đưa cô lên cầu Long Biên, nhìn ra bãi sông Hồng mùa nước cạn. Đam mê của anh lại trỗi dậy, anh đưa máy ảnh chụp những bức ảnh thật đẹp. Anh chụp Hà nội, anh chụp cầu Long Biên, và anh chụp cô. Nụ cười tươi của cô làm anh muốn ngắm nhìn mãi không thôi. Anh chụp rất nhiều ảnh, dù chẳng bao giờ cô nhìn thẳng vào ống kính của anh. Anh không hỏi, cũng chẳng bao giờ thắc mắc. Yêu cô 2 năm, anh hiểu cô luôn có những thứ giấu cho riêng mình, anh chẳng bận tâm quá nhiều vì điều đó, vì anh tin vào tình yêu của cô dành cho anh. Nắng sớm le lói qua những tán mây dày. Một cơn gió đổi chiều làm mọi thứ nhẹ run. Bất ngờ, anh chụp được lúc cô đang cười, và đôi mắt cô như nhìn thẳng vào ống kính. Anh mừng vì đó là tấm ảnh đẹp nhất của cô, anh cất nó vào ngăn ngoài cùng chiếc ví của anh.
6.39. am 25.6.2010
Đã 2 ngày anh không liên lạc cho cô. Cô rất lo cho anh. Nhưng cô cũng rất giận anh. Trong đầu cô quay cuồng vô số câu hỏi: Người con gái trong ảnh kia là ai, tại sao anh lại để ảnh của cô ta trong ví mà không phải là ảnh của cô. Đến lúc này cô mới để ý, anh không bao giờ muốn chụp ảnh cô. Phải chăng cô không đẹp? Hay vì có lí do nào khác. Suốt đêm hôm qua cô không thể ngủ. Cô trằn trọc miên man với những ý nghĩ không hay. Và cô khóc. Sáng sớm tỉnh dậy cô thấy lòng mình nặng trĩu. Lặng lẽ mở cửa sổ, cô nhìn thấy bóng dáng ai đó cuối con đường, trong vạt nắng đang lên của buổi bình minh sớm.
6.15 am 25.6.2010
Anh đứng trước cửa nhà cô, đã 2 hôm rồi, anh cầm máy lên rồi lại dập máy xuống. Anh muốn ấn số của cô mà không được. Anh buồn. Anh hận. Buồn vì cô giận anh. Hận vì anh không thể giải thích cho cô tất cả. Trong màn mưa buốt lạnh của đêm hè, anh lang thang. Anh đi trong vô thức, để cho mưa cuốn trôi. Nhưng rồi cơn mưa qua đi, đọng lại trong anh chỉ là nỗi buồn vô hạn. Anh đi suốt đêm, và đến rạng sáng, đôi chân anh tìm đến hàng tigon quen thuộc. Anh muốn cất tiếng gọi, muốn ôm cô vào lòng, muốn giải thích cho cô tất cả. Nhưng rồi không thể. Anh quay bước đi. Nặng nề, mặt trời nhô khỏi đường chân trời, tỏa những ánh sáng thương đau của một buổi bình minh lặng lẽ.
8.23 pm 2.2.2009
Anh rảo bước nhanh qua từng con phố. Trên tay anh cầm 1 chiếc hộp nhỏ nhắn, buộc ở ngoài một chiếc nơ xinh xinh. Khuôn mặt anh rạng rỡ. Hôm nay là sinh nhật người anh yêu. Anh đã tự làm 1 chiếc bánh sinh nhật, như 1 món quà nhỏ tặng cô. Anh lặng lẽ ngâm 1 khúc ca. Anh bước đến con phố quen thuộc. Và thời gian như dừng lại ở đó. Tất cả mọi thứ như vỡ vụn, rơi vào hư vô. Người con gái anh yêu đang hôn 1 người đàn ông lạ mặt. Trên tay cô là 1 bó hoa lớn. Anh nghẹt thở, tim anh đập mạnh. Anh nấc lên 1 tiếng và quay lưng chạy thật nhanh. Anh chạy trốn thực tại, chạy trốn những gì anh nhìn thấy. Chạy trốn cả nỗi đau đớn, nỗi sợ hãi cô đơn. Cơn mưa phùn lặng lẽ bao trùm không gian một sự lãnh lẽo, vô hồn. Mọi thứ đã dần trôi vào dĩ vãng.
10.41 pm 2.2.2009
- Anh à, hôm nay anh bận gì à, em đang đứng trước cổng nhà anh này, bắt đền anh đấy. Sinh nhật em mà không nhớ. Em biết anh bận việc, nhưng cũng phải nhớ sinh nhật của em chứ. Mở cửa cho em vào đi.
Anh nặng nề mở cửa, cô ôm chầm lấy anh, anh đẩy nhẹ cô ra. Quay lưng bước vào bếp, lấy hộp bánh anh để sẵn trên bàn.
- Tặng em này, anh tự làm, em không chê thì nhận cho anh vui
- Ôi! Em thích bánh anh làm nhất đấy.
- Em à
- Sao hả anh
- Cho anh chụp em một kiểu ảnh nhé.
- Tất nhiên rồi
- Anh nhìn thấy hết những gì tối nay rồi…..
Và anh chụp 1 bức ảnh. Vẫn khung cảnh ấy, vẫn con người ấy. Chỉ là khuôn mặt và cảm xúc của người trong ảnh giờ đã khác.
7h30 pm 4.7.2010.
Đã gần 2 tuần trôi qua, anh không liên lạc với cô. Cô tưởng như tuyệt vọng. Thì trong màn mưa lạnh ướt, anh xuất hiện. Đứng trước mặt cô, ướt sũng. Anh không nói gì, chỉ lặng lẽ đưa cho cô một tấm vé mời. Vé mời của 1 buổi triển lãm ảnh. Và cô có mặt tại nơi này. 1 phòng trưng bày trung bình. Không rộng lắm. Có vẻ đây chỉ là cuộc thi của những nhiếp ảnh gia nghiệp dư. Và tương xứng với tầm cỡ cuộc thi, phòng trưng bày chỉ khiêm tốn với gần 100 bức ảnh lớn nhỏ.
Cô vẫn lạc lõng giữa những người thưởng thức nghệ thuật. Dường như mọi thứ ở đây không hợp với cô, dù người cô yêu là một người yêu thích nhiếp ảnh. Và trong một góc phòng, nơi dễ nhận thấy nhất, rất nhiều người tập trung ở đó. Họ đang trầm trồ với tác phẩm đoạt giải nhất. Bức ảnh có cái tên: Nụ cười thiên thần.
Cô chết lặng nhìn bức ảnh khổ to kia. Không ai khác là người con gái trong bức ảnh anh để trong ví. Vẫn nụ cười rạng rỡ ấy. Phải công nhận cô ta rất đẹp. Mọi thứ quay cô ta đóng băng lại khi cô ta cười. Những giọt nước mắt của cô bắt đầu rơi. Cô hận anh, căm tức anh. Anh bặt vô âm tín gần nửa tháng. Để rồi khi xuất hiện chỉ để cho cô chứng kiến bức hình anh chụp 1 người con gái khác. Và như lần trước. Cô lại lao ra cửa. Nhưng không may, cô va phải một người.
8.02 pm 4.7.2010.
Cô đến muộn. Vài ngày trước. Cô nhận được lời mời của anh đến xem triển lãm. Đã lâu anh không liên lạc với cô. Cô cũng đã quên anh kể từ ngày sinh nhật của cô. Và cô nhận lời gặp anh. Anh khác 2 năm trước nhiều lắm. Anh đẹp trai hơn. Anh dày dặn, cứng cỏi hơn. Nhưng vẫn ánh mắt và nụ cười ấy. Anh và cô tâm sự rất nhiều, về cuộc sống, công việc và tình yêu. Cô yêu anh, nhưng trái tim cô lại thuộc về người khác. Anh tốt. Cô rất ngưỡng mộ. Nhưng cô nghĩ, anh xứng đáng được hạnh phúc nhiều hơn thế. Đối với anh, cô chỉ là người mẫu trong những bức ảnh của anh thôi. Cô đi vào cửa và không may đâm vào 1 cô gái khác. Điều cuối cùng cô nhìn thấy trước khi ngã xuống là những giọt nước mắt ướt đẫm của cô gái kia
- Tôi xin lỗi tôi vô ý quá – cô gái nói khẽ.
- Không sao, tôi cũng có lỗi.
- Ơ, tôi nhận ra cô. Cô là…là…người mẫu trong ảnh.
9.30 pm 4.7.2010
Anh chạy thật nhanh qua những ngôi nhà. Cuộc sống của anh dường như gấp gáp hơn rất nhiều. Vị một vụ tai nạn ngớ ngẩn, cả con phố bị ùn tắc suốt mấy tiếng đồng hô. Anh liền vỗ vai bác tài xế, nói bác thả anh xuống vệ đường cách nơi anh cần đến cả chục con phố. Và anh chạy chạy rất nhanh. Anh chạy để gặp người con gái mà anh yêu, anh sẽ nói cho cô tất cả. Anh không muốn chậm trễ dù chỉ là 1 giây phút. Anh chạy qua 1 quán cà phê nhỏ bên đường. Sững lại, anh dừng bước. Quay trở lại quán cà phê. Nhìn vào đó. Anh thấy người con gái quen thuộc. Anh mở cửa, bước vào quán. Ngồi xuống trước mặt cô. Anh thở hổn hển vì mệt.
- Đưa ví anh đây
- Há
- Em bảo đưa ví anh đây cho em
- Nhưng mà…
- Em không nói lại đâu!
Anh rụt rè rút ví ra đưa cho cô. Cô cầm thật nhanh, bằng 1 động tác thật lẹ, cô rút tấm ảnh của người con gái kia ra khỏi ví. Và đúng như cô dự đoán. Phía dưới bức ảnh nụ cười rạng rỡ của người con gái kia, là 1 bức ảnh khác của cô ta. Chỉ khác là, nụ cười thiên thần đã bay mắt. Thay vào đó là đôi mắt buồn thê thảm. Một gương mặt của sự buồn đau. Của sự kết thúc lặng thầm.
8.15 pm 4.7.2010
- Tại sao cô lại muốn nói chuyện với tôi.
- Mình chỉ muốn tâm sự tất cả những gì mình biết thôi mà
- Tôi không có hứng thú nghe
- Mình nghĩ là bạn nên nghe, bạn đang đánh mất 1 người mà cả đời bạn sẽ không có người thứ 2 đâu.
Và rồi trong quán cà phê nhỏ, 2 người con gái ngồi tâm sự trong tiếng nhạc du dương nhưng trĩu nặng tâm sự. 1 người của quá khứ, con người của hoài niêm ngồi kể tất cả với 1 người của hiện tại, 1 người của hi vọng. Thời gian cứ thế trôi qua, mọi điều trở nên sáng tỏ
- Mình xin phép về trước. Bạn nên suy nghĩ kĩ những lời mình nói. Có điều mình biết rất rõ: anh ấy yêu bạn
9h48 pm 4.7.2010
- Tại sao anh không bao giờ chụp ảnh cho em, hay tại anh chê em xấu, không được như người ta
- Không phải. Em hiểu nhầm anh rồi. Chỉ là anh sợ em sẽ giống người con gái trong ảnh kia. Khuôn mặt vô hồn, không cảm xúc với anh, anh sợ lắm. Anh sợ lắm em biết không. Rất sợ em à.
- Thế tại sao bức ảnh kia cô ấy lại cười tươi thế. Đồ nói dối.
- Chỉ là một khoảnh khắc cô ấy vô tình nhìn vào ống kính thôi. Một sự tình cờ, ngẫu nhiê, một sự may mắn. Chỉ khi người ta ngẫu nhiên chụp thì mới có được tấm ảnh tự nhiên đến thế. Sau lần đấy anh không muốn chụp ảnh cho hay với bất kì ai nữa. Anh xin lỗi. Anh không chụp ảnh cho người anh yêu đâu.
Những giọt nước mắt anh lã chã rơi. Anh đã cất giấu điều bí mật ấy trong suốt gần 2 năm trời. Anh bất lực vì không thể nói cho người anh yêu. Nỗi sợ hãi giày vò tâm trí anh. Lau nước mắt cho anh rất nhanh, cô thở phào, lên giọng.
- Anh quá đáng thế! Sau này mình lấy nhau, anh không chụp ảnh cưới cho em à. Đồ độc ác.
10.03 pm 4.7.2010
Có 1 đôi tình nhân tay trong tay hạnh phúc. Có lẽ sau những hiểu nhầm, họ sẽ càng yêu nhau nhiều hơn. Bầu trời khuya ngàn sao tỏa sáng lấp lánh. Như chứng nhân cho cuộc tình hạnh phúc của họ. Cơn gió nhẹ thoảng qua, như đưa con thuyền tình yêu của họ cập bến bờ hạnh phúc
Không sóng không gió không phải biển.
Không giận không hờn, không phải tình yêu.
9.26pm 4.7.2010
Một cô gái đi ngang qua một chàng trai đang chạy thật nhanh. Anh chạy qua rồi, cô chợt ngẩng lên trời nói 1 điều mơ hồ:
- Chạy nhanh đi anh, đến với người anh yêu đi. Em tin….anh sẽ hạnh phúc
Gin Ken

Bốn viên ngọc quý chết người

Người nào người nấy muốn công danh, sự nghiệp, muốn mình nổi tiếng và thành trung tâm của vũ trụ. Nhưng liệu những thứ này có mang lại hạnh phúc thực sự cho mỗi chúng ta!
Nhu cầu của con người thật lớn. Lòng tham như túi không đáy. Xưa sao nay vẫn vậy!
Hiểu được nguyện vọng này của loài người, một ngày nọ có một vị thần hiện ra nhờ người nông dân thật thà chất phác, quanh năm chỉ biết lo làm ăn và có một gia đình rất hạnh phúc bình yên chuyển tặng cho đức vua 4 viên ngọc quý.
Bốn viên ngọc có 4 chức năng kỳ diệu.
Viên thứ nhất mang lại cho người chủ những thức ăn ngon lành, những đồ uống tuyệt hảo. Chỉ cần nói ra mơ ước của mình là lập tức các đồ ăn thức uống xuất hiện. Mà các món này ngon đến độ dù đầu bếp tuyệt nhất thế gian cũng không thể nấu được.
Viên thứ hai mang đến cho chủ nhân của nó quần áo, giày dép, xe cộ, lụa là, gấm vóc, đồ trang sức quý hiếm, đẹp vô cùng. Chỉ cần nghĩ đến món đồ nào là thứ đó xuật hiện ngay lập tức. Kể cả xe máy @ hay son phấn thượng hạng, nước hoa Pháp, đồ thời trang Ý, áo da Tây Ban Nha,…
Viên thứ cung cấp cho người sở hữu các loại vũ khí mới, những thiết bị để chinh phục thiên hạ tuyệt vời nhất. Ngựa phi nhanh. Cung tên hảo hạng. Lưỡi gươm bén sắc. Máy bay, tàu lượn trên không và dưới biển. Kể các các thiết bị chiến đấu tối ưu nhất chưa từng có bao giờ.
Viên thứ 4 mang đến cho ai nắm giữ nó tiền bạc, của cải. Muốn bao nhiêu có bấy nhiêu. Không cần lao động. Không cần đổ mồ hôi. Không cần suy nghĩ.
Nhà vua rất bất ngờ và sung sướng khi nhận được 4 viên ngọc quý này. Ngài cũng rất vui vì đức hạnh của người nông dân nghèo, đặc biệt là sự thật thà. Nhà vua nghĩ, nếu vị thần mà đưa 4 viên này vào tay 1 người khác, chắc chắn hắn sẽ thủ mất luôn. Ít nhất cũng gian dối chỉ đưa cho mình 1-2 viên. Vì có ai biết được đâu!
Suy nghĩ trong giây lát, nhà vua quyết định tặng lại cho người nông dân chất phác có cuộc sống an lạc này 1 viên. Bác ta được quyền chọn bất cứ viên nào bác muốn.
Bất ngờ trước quyết định của nhà vua, bác nông dân xin phép về bàn với gia đình để xem sẽ nhận viên nào trong 4 viên kể trên.
Rời cung vua, bác nông dân thư giãn và bình an của chúng ta trở về nhà. Bác triệu tập một cuộc họp cả gia đình lại để bàn xem nên nhận viên nào.
Bà vợ lên tiếng đầu tiên. Bà nói rằng việc ăn uống rất quan trọng. Cần phải ăn và ăn ngon. Bao năm nay bà nấu ăn vất cả phục vụ cả nhà, giờ có viên ngọc quý cả nhà cứ thế tha hồ mà ăn. Ăn và chơi. Chơi rồi lại ăn. Mà ăn ngon thì còn gì sướng hơn trên thế gian này! Bà tưởng tượng ra cả nhà từ nay sẽ có cơ hội ăn ngon ngủ kỹ và hưởng thụ cả đời.
Lũ con gái thì không chịu. Chúng nhao nhao phản đối. Các cô gái cho rằng ăn không bằng diện. Họ cần đồ trang sức, xe xịn, quần áo mốt mới, giày dép chảnh mà lũ bạn không ai có. Chúng cho rằng nếu có viên ngọc này trong tay, mỗi ngày mỗi cô sẽ dùng 1 bộ đồ mới, đi 1 con xe lạ, trang điểm đẹp với các loại mỹ phẩm chưa từng có và đồ đeo trên người – từ cổ đến chân – phải là rất quý, hiếm và chưa sản xuất ở thế gian này.
Đám con trai lại không chịu bởi chúng cần thể hiện quyền lực, uy thế. Đối với chúng uy quyền rất quan trọng. Chúng muốn bạn bè nể nang, thế gian ngưỡng mộ. Chúng muốn chinh chiến và chiếm lĩnh. Chúng muốn làm chủ thiên hạ và ai ai cũng biết đến chúng, bái lậy chúng.
Cậu út thì muốn của cải. Thấy đám bạn con nhà giàu lắm tiền, tiêu thoải mái mà cậu thèm. Bao năm nay cậu toàn than vãn rằng hạnh phúc để làm gì, bình an để làm chi khi không có tiền xài thỏa thê. Cậu là út nhưng vẫn phải làm việc vất vả, hệt như các anh chị và bố mẹ. Mà tiền thì có ít. Cậu cần của cải, tiền bạc.
Và thế là cả nhà cãi nhau. Ai cũng tranh đua chứng minh rằng mình là đúng, rằng bác nông dân phúc hậu, an lạc của chúng ta phải chọn viên ngọc theo ý của họ.
Bốn phe không bên nào nhường nhịn bên nào.
Chiến tranh bắt đầu xảy ra. Bắt đầu từ sự đe dọa của lũ con trai. Chúng nói nếu bố không chọn viên thứ 3, chúng sẽ tự sát, tự kết liệu đời mình. Và dĩ nhiên chúng không để cho ai yên. Người vợ tuyên bố, nếu không lấy viên số 1 sẽ ly dị. Ít nhất, nếu không đồng ý ngay, từ ngay lúc này sẽ ly thân. Đám con gái thì dọa sẽ bỏ nhà đi bụi đời, quyết phá đời mình. Cậu út thì nói nếu bố không nhận viên số 4 sẽ mua bom về cho nổ tung cả nhà, để cả nhà cùng chết. Thà tất cả cùng chết còn hơn không có trong tay viên thứ 4.
Đúng hẹn, đến ngày thứ 10, bác nông dân tìm đến cung vua. Nhà vua vui mừng mời trà và tiếp chuyện bác, đồng thời sai mang 4 viên ngọc quý ra để bác nông dân lựa chọn theo ý muốn. Tuy nhiên bác nông dân an lạc và hạnh phúc của chúng ta xin phép nhà vua không nhận viên nào. Nhà vua quá đỗi ngạc nhiên!
Bác nông dân nhẹ nhàng và chậm rãi giải thích rằng trên đời này không có gì quý bằng sự bình an, bằng hạnh phúc. Bao năm nay nhà bác nghèo thật nhưng rất hạnh phúc. Vợ chồng con cái yêu thương nhau. Có gì ăn đó. Ai cũng chăm chỉ làm lụng. Nụ cười và niềm vui luôn thường trực trong mỗi thành viên gia đình bác.
Cả nhà bác luôn sống trong chánh niệm. Đã vậy lại thường xuyên giúp người, cứu kẻ khó, chăm sóc láng giềng bị bệnh. Bác cho biết sau khi biết tin được nhà vua ban phước lành – nhận 1 trong 4 viên ngọc quý, suốt 10 ngày qua nhà bác trở thành nơi bất hạnh, không còn chút bình an. Bác như thấy cuộc sống vốn hạnh phúc và an lạc đã bị thay bằng địa ngục trần gian cả chục ngày!
Bốn viên ngọc tưởng quý mà thành họa. Chưa có ngọc trong tay, chỉ mới bàn xem nhận viên nào mà đã tạo ra bao vấn đề phức tạp, bao tranh cãi, thậm chí cả đe dọa đến tính mạng không chỉ của một người. Ăn ngon để làm gì! Mặc đẹp để làm gì! Công danh, địa vị, thế lực mà làm gì! Tiền nhiều, của lắm để làm gì! Khi bình an, 2 chữ bình an không có.
Chúng sinh lao vào kiếm 4 viên ngọc. Nhiều kẻ bất chấp để có ngọc. Mà có khi cũng chẳng có. Họ đánh mất cả lương tâm. Làm bao điều bậy bạ, phi đạo đức. Để rồi cuối đời nghĩ lại mới kịp ân hận. Đấy là còn may nếu trước khi chết biết ăn năn hối lỗi, sám hối và quay về bờ. Nếu không ôm theo cả cái nghiệp ác theo mình bao nhiêu kiếp nữa.
Người nông dân nghèo không cần 4 viên ngọc quý kia. Bởi bác đã có sẵn viên kim cương trong mình – trí tuệ. Chính trí tuệ soi sáng đường cho bác, làm cho bác hạnh phúc và có an lạc. Còn bạn, bạn muốn gì?
Nguyễn Mạnh Hùng
Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty sách Thái Hà

Những lần mẹ nói dối

Con gái hổ thẹn thú nhận vẫn hay nói dối mẹ như vậy đó và chẳng bao giờ nghĩ mẹ giấu con điều gì cả. Cho đến bây giờ, con đã trưởng thành hơn và nhận ra một điều…thì ra người lớn cũng hay nói dối.
Mẹ ạ! Thỉnh thoảng con vẫn nói dối mẹ…
Lúc đang dạo phố với bạn, mẹ gọi điện, con gái nhanh nhảu: Con đi mua sách mẹ ạ.
Ngồi chuyện trò cùng người ấy bên bờ hồ, mẹ gọi, con gái nhỏ nhẹ: Con đang ôn bài trên thư viện.
Cuối tuần đi chơi, mẹ gọi con gái thưa: Con đang xem phim với nhỏ phòng bên.
Kẹt tiền ăn vì lỡ mua cái áo đắt tiền, con buồn thiu gọi về: Ở ngoài này ăn uống đắt đỏ quá mẹ ơi!…
Con gái hổ thẹn thú nhận vẫn hay nói dối mẹ như vậy đó và chẳng bao giờ nghĩ mẹ giấu con điều gì cả. Cho đến bây giờ, con đã trưởng thành hơn và nhận ra một điều…thì ra người lớn cũng hay nói dối.
con gai Những lần mẹ nói dối
Là mẹ nói dối con: Ở nhà mẹ vẫn khoẻ, vẫn đi tập dưỡng sinh với các bác hàng xóm trong khi chân mẹ bong gân, sưng nhức mấy ngày liền không đi lại được.
Là mẹ nói dối con: Sáng nay mẹ đi chợ mua thức ăn trong khi một mình mẹ chỉ đĩa dưa cùng vài con mắm, dành tiền gửi cho con.
Là mẹ nói dối con: Đàn gà nhà mình đẻ nhiều lắm. Từng quả trứng tròn mẹ gói cho vào hộp, góp lại chờ có người về, gửi cho con gái yêu. “Chắc ở ngoài ấy nó ăn uống khổ lắm, làm gì được ăn quả trứng thơm ngon thế này”, mẹ thở dài, vào ra mong ngóng tiếng gà cục ta cục tác.
Là mẹ nói dối con: Ở quê cũng ít mưa gió, chỉ thương con đường xa đi học ướt mưa. Vậy mà…dịp nghỉ lễ con về thấy mẹ rải xô chậu hứng nước mưa rỏ tong tong khắp nhà.
Là mẹ nói dối con: Áo ấm của mẹ còn nhiều lắm, mặc đã hết đâu, con dành tiền mua cái nào đẹp đẹp mà mặc. Thế nhưng, suốt ba ngày tết chỉ thấy mẹ tươi cười trong chiếc áo len hồng mặc từ hồi chưa nghỉ hưu.
Là mẹ biết con đang nói dối lúc nghe điện thoại của mẹ nhưng vẫn dịu dàng: Ừ, học bài rồi nghỉ sớm nghe con, thỉnh thoảng ra ngoài dạo chơi với bạn bè cho thoải mái đầu óc con ạ!
Bao lần mẹ nói dối, bao điều mẹ dấu diếm chỉ mong được nghe tiếng cười trong vắt của con. Mẹ âm thầm dành hết những vất vả, thiếu thốn, cô đơn chỉ mong sao con được hạnh phúc, đủ đầy. Rồi mẹ sẽ còn nói dối con những điều mà con chưa thấu chỉ vì một điều giản dị: Mẹ yêu con.
Hằng Mơ – Theo Mực tím

Mùa hè ở Ấn độ

Ngồi vắt vẻo trên ban công thả mắt xuống đường, tôi chợt thấy lòng mình vơi vơi đi một cái gì đấy. Vẳng từ xa tiếng leng keng của bát đĩa va vào nhau ở những hàng quán đêm. Âm thanh quen thuộc đến nỗi nếu một ngày không nghe chúng, tôi tưởng như mình chưa thể bắt đầu một ngày mới. Có lẽ, mỗi lần đi xa, nơi tôi nhớ nhất là cái ban công này, yên ả lặng ngắm tất cả mọi hoạt động từ trên cao xuống. Toàn cảnh chỉ là một khúc phố buồn với vài hàng quán nhỏ, nhưng lại là một cái gì đó không thể thiếu trong tôi.
Khúc phố đêm vắng thi thoảng có vài ánh đèn xe chạy qua, tiếng xe máy không đủ xé đêm mà chỉ giống như viên đá rơi giữa hồ, rồi tắt ngấm đi chưa hề có. Tiếng còi tàu đằng xa như nhắc tôi nhớ về những ký ức đã bị lãng quên. Đã đành con người ta sống ở thực tại và hướng đến ngày mai, nhưng cái ngày hôm qua sao mà đáng nhớ, nó khắc sâu đến nỗi tôi cảm thấy được cái nóng và hơi thở gấp gáp của những ngày qua. Thế nhưng bây giờ , mọi thứ đã thay trật tự. Thay vào mắt tôi chỉ còn thấy toàn là những thành phố tấp nập. con người cuốn mình vào dòng xoáy mãi không ngừng nghỉ, và chẳng bao giờ tôi còn bắt gặp được một khúc phố buồn cả khi thành phố đã về đêm, ngoài nơi này, một chút âm hưởng lặng lẽ còn sót lại. Đôi khi đi hoài đi mãi tôi cũng thấy lòng mình chùng xuống, mệt mõi và buồn bã tựa một kẻ lạc loài. Biết vậy, nhưng không làm sao ngừng lại được, vẫn phải bước tiếp dù lòng trống rỗng. Càng ngày tôi càng không biết tôi thuộc về nơi nào hoặc giả nơi nào thuộc về tôi, chỉ cảm thấy xa lạ và hờ hững. Chợt muốn mình về lại những ngày trước. dù đó là những ngày vui buồn không rọ rệt, còn hơn như bây giờ, không thấy vui cũng không buồn gì cả, như một cái gì đó lững lờ tồn tại trong cuộc sống này, nửa là có, nửa lại không.
Tiếng xe máy của em mang tôi về lại đời thực. Tôi biết là em vì đã quá quen thuộc với tiếng máy xe, ba tiếng khô khan, hai mạnh một yếu trước khi tắt máy. Em là vậy đó, tôi cũng không hiểu ý nghĩa của những tiếng máy ấy, em bảo chỉ là vui, nhưng vui với em cũng có thói quen. Tôi hơi làm lạ, giờ đã gần nữa đêm, sao em lại đến, em buồn? Như đọc được suy nghĩ của tôi, em cười: “Em nhớ Bụi”.
Tôi chở em lòng vòng qua vài con phố trước khi rẽ vào một con đường nhỏ có dốc lên thoai thoải. Cảm giác lên trên dốc rồi xuống dốc luôn làm cho tôi dễ chịu, gió táp vào mặt từng lớp, từng lớp, len vào tóc, vào tai, làm đôi mắt nhíu lại. Có lần em nói, mắc nhíu lại một chút, không gian bị thu hẹp lại nhưng những gì nhìn thấy sẽ thật rõ ràng. Có lẽ đó là cảm giác của bây giờ chăng. Ngoảnh về sau nhìn, em đang nhắm mắt lại, em không muốn nhìn cái không gian rộng trước mặt cũng không nhìn cái không gian hẹp rõ ràng. Với em, đôi khi con người không nên đi theo sự hướng của mắt, mà là của tâm. Chúng tôi vào một quán ở cuối con dốc, Bụi – tên của quán, đã trở thành một nơi quen thuộc của tôi và em. Quán mở suốt đêm, hai đứa chọn bàn ngoài nhất, có thể ngắm được con dốc thoải dần ra xa. “Hôm nay quán ít bụi, Bác nhỉ?”, Bác chủ quán cười, “Ừ, bụi về ngủ rồi.”, rồi đem ra hai tách cà phê, một đen một sữa và một ấm trà. Mọi thứ đã trở thành thói quen và sự thân thuộc, bác quá hiểu tôi và em chỉ gọi món ấy thôi, đen cho tôi và sữa cho em. Đôi khi hai đứa không hẹn nhau, nhưng đi lòng vòng rồi cũng gặp nhau ở đây.
Bụi, nghe ngồ ngộ, lần đầu hai đứa tha thẩn cuối dốc tình cờ bắt gặp Bụi, em hỏi Bác, “Sao là Bụi, hả Bác?” Bác cười, mắt ấm, “Ừ, Bác mong nơi này là nơi đọng lại của Bụi, để rồi tìm được một chút thanh”. Mắt em long lanh “Vậy chúng cháu cũng là bụi, hả Bác”. “Ừ, bụi nhỏ nhưng trong”. Em và tôi mến Bác lắm, Bác hiền lành, trầm tính và sâu sắc, Bác yêu quý và hiểu khách của mình, trà đậm một chút, bỏ đá ít thôi, cà phê cho nhiều sữa vào, sở thích mỗi người Bác đều nhớ. Không gian quán chỉ là một gian phòng nhỏ, bàn vuông và ghế cao, nơi tập trung bụi như chúng tôi, nhưng lại không đậm đặc bồn bệ mà lại thanh và trong lắm.
“Cảm ơn Bác”, tôi hiểu em muốn nói gì, hôm nay quán cắm thạch thảo, loài hoa em thích và tình cờ Bác biết em yêu cái tím xanh ấy, âu yếm như một cái hôn của người cha đặt lên trán em khi Bác thay tất cả hoa hồng thường ngày bằng thạch thảo. Nhìn em mân mê những cách hoa bằng sự vui thích chỉ thấy trong mắt của trẻ con, tôi nhớ lại những ngày đầu quen em..
Bảy tháng trước, không thể chịu nổi sự ngột ngạt đến nghẹt thở của bốn bức tường, tôi phóng xe chạy mãi, chạy mãi mà không cần biết sẽ đi đâu, miễn là có đi, vậy thôi. Trời chuyển sắc xám, mưa về, chợt nhớ tha thiết cái sắc xám lạnh của biển những ngày giông. Tôi phóng thẳng đến biển, thả mình xuôi theo những cốn cát đang bị cuốn tung mù vì gió lớn, cảm giác vỗ về một chút bản thân. Lúc trước tôi cũng hay ra biển, với Thanh, nhưng biển của Thanh mang màu dìu dịu, xanh như đôi mắt ngây thơ của em, không phải là màu xám của tôi. Tôi thích biển những lúc nổi giông, Thanh không hiểu nổi cái sở thích lạ lùng ấy, vì biển lúc đó thật dữ dội như muốn cuốn hết mọi thứ và phá hủy mọi thứ trong vòng xoáy của mình. Và như lẽ tất nhiên, màu xanh ấy và màu xám của tôi không thể có cùng trên biển, chúng xa nhau như ngày nắng và ngày mưa vậy. Thanh không thể nhận ra điều đó, em trách tôi, nhưng biết làm sao khi tôi cũng không thể tìm được sự bình an trong mình, chỉ mong em sẽ được bình an trong màu xanh của em.
Con người gặp nhau âu cũng có thời điểm thích hợp. Biển hôm ấy vắng, hình như hôm qua đài thống báo có bão, những con tàu đánh cá xa bờ cũng đã được gọi về. Giờ đây, trên bãi cát này, chỉ còn tôi. Mà không, đằng xa thấp thoáng một cái dáng bé bé gầy gầy, đang tiến dần ra biển, lẩn vào những đợt sóng lên như đang tìm vật gì đó. “Nó làm gì vậy nhỉ, nó không biết rằng có thể bị sóng nhấn chìm và cuốn đi khi cứ loay hoay đi ra xa như vậy không?” Tôi kéo nó vào, ngước nhìn tôi với đôi mắt xám của sóng, “anh làm gì vậy?” à, một cô nhóc, mặc em vùng vằng, tôi kéo em lên bờ, không phản kháng, em bước đi theo sức đẩy của tôi. “Em không nên ra sâu ngoài biển vào lúc này, mà em làm rơi cái gì à?” Em gật, “nhưng không phải làm rơi, em tìm cái này”, xòe bàn tay nãy giờ nắm chặt, em cho tôi xem một con còng nhỏ tím, “thạch thảo của biển đấy”, em cười, trông mỏng manh như thạch thảo của đời. Tôi quen em như vậy, và sau một vài lần gặp nhau theo cái duyên của những người đến cùng thời điểm, chúng tôi thân nhau hơn. Dần dần tôi hiểu được phần nào cái sắc xám và những con sóng trong em. Em giống như sóng vậy, em vui tính, đi với em tôi luôn được nghe biết bao nhiêu chuyện ngồ ngộ và cảm thấy vui. Nhưng gần em tôi hiểu, bởi em sợ người ta không hiểu em, nhưng lại có thói quen nếu biết họ hiểu mình, em sẽ xa họ. Vui là vậy, nhưng thi thoảng gương mặt em như chìm vào một góc tối nào đó, ánh mắt hụt hẵng và xót xa như một con thú bị dồn đuổi. Nhưng hình ảnh ấy thường lướt qua nhanh, em trở lại với vẻ bình thản lạ lùng, hay chính là sự kìm chế đã thành thông lệ, em cứng rắn đến nỗi nhìn vào mắt em, tôi không còn thấy cơn giông nào thoáng qua nữa
.
Bây giờ, ngồi bó gối cạnh tôi cũng vậy, mặt em bình thản, nhưng tôi chưa kịp nhận ra có con sóng lớn nào đã qua hay không. Em hát khẽ theo điệu rock “Wind of change” của Scorpions. Bác biết em thích bài này nên hay mở mỗi lần em đến.
Tôi và em yêu cái quán này, về một điều cụ thể, không, mà nếu có, cũng chỉ gọi là bụi thôi. Thả mắt ra xa phía con đường tối sẫm của đêm, cứ nhìn như thế, không nghỉ ngợi và cũng không rõ rệt nhìn gì. “Gặp được bình an chưa?”, “Ừ”, “Còn em, sao lại đột ngột đến mà lại muộn như vậy?”. Em cười, “không rõ lắm anh à, nhưng em nhớ Bụi, nhớ mùi tóc anh, nhớ dòng sông đục ngầu với bông lục bình tím xanh, nhớ mái nhọn nhà thờ, và nhớ mưa”. Em sao thế nhỉ, đột nhiên sao tất cả lại ùa vào một nỗi nhớ bộn bề. Em làm tôi nhớ lại những ngày qua, khi hai đứa cứ lông ngông cả nắng cả gió đi khắp nơi, vui sướng như trẻ nhỏ được điều mình yêu thích. Chúng tôi có thể đi mãi, đi mãi, điều mà không bao giờ hai đứa hoài nghi về sự lưỡng lự ở nhau, một niềm đam mê mãnh liệt với những vùng đất mới. Trong chúng tôi dường như có một phần tâm hồn của người kia, để mà đôi khi mất phương hướng, soi vào nhau để vỗ về cho hoài bão của mình. Và hiếm khi nào chúng tôi hỏi nhau tại sao, liệu ta có đủ thời gian để vấn giải hết những khuất mắc của mình, và liệu có kịp để quan tâm đến người khác mà không cần biết vì sao họ như vậy. Chỉ cần sự thỏa hiệp của thích, không thích, muốn, không muốn và vui không, vậy là đủ.
Gần em, đi với em tôi thấy mình thanh thản, lòng yên bình quên đi những va vấp hằng ngày, quên sự lạc lõng, quên cảm giác bất đắc chí, quên những gương mặt vô cảm hay chứa quá nhiều cảm xúc. Chỉ còn lại những buổi dầm mưa rét run không đứa nào chịu mặc áo mưa, để cho hơi lạnh ùa cả vào thân cùng gió, làm đông đặc sự trống trãi ám ảnh bao ngày. Để rồi mấy ngày sau, họ sù sụ và co ro như con mèo ướt, thế mà gặp nhau, mắt lại vui, “hết bệnh rồi, đi nữa hả anh?”. Cau mày làm nghiêm với em, nhưng trong đầu đã có những con đường rộng, những bãi bờ hoang dại – thành quả của những ngày nắm nhà vì bệnh. “Ráp lại là vầy sao?”, cười, ừ, thì vậy.
Rời quán, chúng tôi dắt xe thả bộ xuống dốc, cư đi, không cần biết trên dốc có gì và cuối dốc bên kia có bao nhiêu ngã rẽ. Đêm trả lại em góc tối của mình, nhỏ bé và lạc lõng. Chợt em run rẩy, ánh mắt sợ hãi và đau đớn như vừa trải qua một cơn biến cố hoặc giả biến cố đã quay vế ám ảnh gây đau khổ cho em. em nắm tay tôi, đôi tay lạnh buốt như vừa từ đáy đại dương tìm về. “Anh không biến mất chứ?”, tay em siết mạnh, như thể em không còn đủ sức để tin vào những vật hữu hình trong cuộc sống nữa. Rồi buông tay tôi ra, lặng đi, nhưng đôi mắt ráo, em không khóc, chỉ thấy những đợt sóng xám xô mãi vào bờ. Nguôi dần, em lại trở về vẻ bình thản cố hữu, dù thật dù giả trong bản thân em. Tôi chưa bao giờ hỏi em, về những cơn biến cố hình thành nên tính cách em, tôi đón nhận em như cách em thể hiện, và yêu quý nó, vì em là như vậy, không cần phán xét, không cần giải thích, và có lẽ cách đó an ủi em nhiều.
“Anh có nghe người ta nói về “Mùa hè ở Ấn độ chưa?”. Tôi lắc đầu, em trả lời, mắt nhìn về phía con dốc, “nghĩa là trước một mùa đông dài lạnh lẽo, sẽ có những ngày ngày ấm áp, trước những ngày mưa dầm, sẽ có những ngày nắm đẹp. Và dù nó ngắn ngủi, nhưng nó giúp con người ta sống vì cái đẹp của mình, với em, anh cũng là một Mùa hè ở Ấn độ”. Tôi cười, em ví tôi cùng cái thời gian vô tận, cứ trôi, cứ trôi, còn tôi chỉ là một điểm thời gian, liệu tôi có đủ sức cho em những ngày nắng ấm đủ để vượt qua những ngày bão lạnh không. “Với em, một điểm thời gian là cả một đời”.
indian summer in Lithuania Mùa hè ở Ấn độ
Hai tuần rồi em không đến tìm tôi, em bận, hay em bệnh, hay em không nhớ tôi nữa. Mỗi ngày sao tôi lại cứ ngóng em, tôi mơ hồ nhận ra dường như em đã trở thành sự thân thuộc bên mình. Tôi nhớ mái tóc rối với hương của cỏ đá, nhớ cái dáng gầy mỏng manh, nhớ ánh mắt ẩn hiện những con sóng ngày giông.
Mọi mối quan hệ của mình tôi ghét sự ràng buộc, với tôi sự thoải mái là điều ràng buộc tốt nhất. Nhưng dường như, mọi mối quan hệ đều có sự ràng buộc, và trách nhiệm của nó. Giống như có lần em nói, con người trên đời không dễ mà gặp được nhau, gặp được là duyên, và cái duyên đó khơi mào trách nhiệm cho những mối quan hệ. Tôi và em có gọi là duyên của những người đến cùng thời điểm, và đến cùng một lúc nào đó liệu có cần sự ràng buộc khô khan của trách nhiệm níu giữ không. Giữa tôi và em không cần sự kéo dài nhợt nhạt, chỉ cần thứ tình cảm của tâm hồn. Bởi xét cho cùng, dù ngắn dù dài cũng chỉ có thể đi cùng nhau một đoạn đường thôi, và đời người phải nên có những cuộc chia tay để cho cuộc sống được tiếp diễn, tiếp diễn bằng sự chắp vá của giai đoạn và sự thay đổi quan hệ. Nhưng tôi nhớ em, rất nhớ em, không cụ thể mà là tất cả, những ngày nắng, những ngày mưa, những ngày bão, những ngày lạnh, vui, buồn, sợ hãi, lạc lõng, lãnh đạm, tất cả, là em.
Tôi đến Bụi chờ em, Bác đón tôi, mắt buồn, “Con có thư”, thư của em
- “Anh, em sợ, em sợ những gì trở thành thân thuộc trong cuộc sống của mình, rồi mất. Thôi thì, anh, mãi chỉ là một mùa hè ở Ấn độ thôi”
Tôi hiểu Bác chủ quán buồn gì, con sóng ngoài kia vẫn quất tả tơi những con thuyền không kịp về tránh bão, điệu rock lạc lõng.
“In the wind of change
Walking in the street, distant memories
Are buired in the past forever..”
Thư ngắn, ừ ngắn thật, đôi chỗ bị nhòe. Nhòe? Mà không, em chưa bao giờ khóc..
Ali

Người đàn ông thực sự yêu em là…

Người đàn ông thực sự yêu em là người đàn ông luôn đến bên em khi em buồn và khi em cô đơn. Người cầm chiếc dù che cho em trong cơn mưa chiều tầm tã, người nhẫn nại chờ em dù em đến chỗ hẹn muộn cả tiếng đồng hồ. Người đàn ông thực sự yêu em là người đàn ông dám đối diện với sự ngăn cản và khoảng cách, người dám dẫn em về nhà ra mắt bố mẹ và bảo vệ em ngay cả khi bố mẹ không thích em.
Người đàn ông thực sự yêu em là người sẽ đi bên cuộc đời em, người bỏ qua cho em mọi thứ ngay cả khi em lừa dối. Người luôn nắm lấy tay em khi em vấp ngã, người đưa em chiếc khăn tay lau những giọt nước mắt em rơi.
Người đàn ông yêu em là người dám vì em vượt cả ngàn cây số khi em thực sự rơi vào niềm đau, người dám đến bên em ngay cả khi em không còn là em ngày xưa nữa. Người chạy đến bên em khi em chẳng còn ai ở bên.
Tinh nhan Người đàn ông thực sự yêu em là...
Người đàn ông yêu em là người đàn ông nhường cho em những món đồ mà em thích, nhường cho em chiếc kem khi em đã ăn hết phần mình. Người đàn ông yêu em là người tha thứ cho em khi em nói dối, là người mỉm cười khi thấy em vui.
Người đàn ông yêu em là người không bao giờ thích một cô gái khác khi đang còn em, người không bao giờ bỏ lại em khi em thực lòng yêu họ. Người đàn ông yêu em không bao giờ làm cho em phải khóc, càng không bao giờ rời xa em vì những lý do vô lý.
Người đàn ông yêu em là người cởi chiếc áo khoác duy nhất khoác lên vai em, là người cõng em đi qua những cánh đồng có đầy gai nhọn. Người đàn ông yêu em là người đàn ông sẽ chấp nhận ra đi nếu có ai đó mang được về cho em hạnh phúc. Và chấp nhận đến bên em khi em thực sự gặp bất hạnh trong đời.
Người đàn ông yêu em thực sự là người đàn ông chân thành kể cho em nghe về quá khứ, là người không dối lừa em. Người đàn ông thực sự yêu em là người đàn ông dám rời bỏ em khi họ chỉ mang đến cho em nỗi buồn và khó xử. Nhưng vẫn âm thầm cầu chúc cho em. Vẫn coi em như người bạn thân.
Người đàn ông thực sự yêu em là người nghe máy em gọi vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, là người vui mỗi khi chuông điện thoại rung hiện tên của em.
Người đàn ông thực sự yêu em là người thấy đau lòng mỗi khi em khóc, là người vì em mà đêm đêm thao thức, là người khao khát được gần em.
Người đàn ông thực sự yêu em là người không nghĩ tới cô gái thứ hai ngoài em, là người không lấy một cuộc tình nào lấp vào chỗ trống. Là người không coi tình yêu là trò chơi.
Người đàn ông thực sự yêu em là người chấp nhận yêu trong đắng cay còn hơn một đời xa cách, là người muốn được vào trong giấc mơ em.
Người đàn ông thực sự yêu em là người dám ăn những món em nấu mặc dù mọi người ai cũng lắc đầu, là người ôm em mỗi khi em thấy lạnh.
Người đàn ông thực sự yêu em là người thấu hiểu em qua ánh mắt, không cần em phải nói ra. Là người đồng cảm với những gì em đang nghĩ suy trăn trở.
Người đàn ông thực sự yêu em là người dám bỏ tất cả chạy đến với em khi em gặp phải điều bất trắc, là người tiễn em khi em đi xa. Là người khắc tên em vào trong con tim với những dòng máu đỏ. Là người yêu em đến khi nhắm mắt xuôi tay.
Người đàn ông thực sự yêu em là người dù ở cách xa em nhưng vẫn luôn nhắc em mỗi khi trời trở gió, là người lo cho em khi mùa bão đang về.
Người đàn ông yêu em là người nhận ra em giữa biển người trên phố ngay cả khi chỉ nhìn thấy đằng sau lưng. Người đàn ông yêu em là người thấy em xinh đẹp lộng lẫy nhất ngay cả khi em giản dị bình thường.
Người đàn ông yêu em là người đàn ông dám đến bên em ngay cả khi em vừa tan vỡ một gia đình, ngay cả khi em đã có vài ba cuộc tình trước khi nhận ra mình yêu người đó.
Người đàn ông thực sự yêu em không phải một người gọi điện cho em thường xuyên, không phải một người nói với em những lời sáo rỗng. Không phải những câu từ quen thuộc. Đôi khi người đàn ông yêu em chỉ cần im lặng. Nhưng em vẫn cảm nhận được rằng người đàn ông ấy thực sự yêu em.
Người thực sự yêu em là người luôn tôn trọng em, và với riêng họ em là cả thế giới. Người đàn ông yêu em là người luôn chân tình với em. Em hãy ở bên người đàn ông như thế- một người đàn ông thực sự yêu em!
SuriYan

Củi mục trôi về

Những đám mây tối thẫm, trĩu nước sà thấp, ậm è như đang cố ấn ngôi chùa lún vào khoảng vườn ngập lút đầu ngọn cỏ. Những cái bọng mưa sắp bục vỡ ra. Hối hả kê bộ ván ngựa trước chánh điện – một chỗ ngồi cho bữa tụng niệm chiều, thầy bỗng ngó ra ngoài trời, bảo “đường sá gì mà vắng hoe, buồn quá, ông”
Từng lời của thầy vừa thốt ra khỏi đầu môi đã bị thinh lặng đóng băng. Thầy chờ đợi gì ở gã, một kẻ – đã – chết thì buồn vui có ăn nhập gì.
dont forget me Củi mục trôi về
Gã, khúc củi mục trôi giạt về Thổ Sầu, ghé qua ngôi chùa nghèo này. Nghèo đến mức người xa về không biết gọi là nhà hay chùa. Tuềnh toàng đến mức không cửa, không rào, đến nỗi xưng hô với người kinh kệ trong chùa thế nào cũng ngại. Gọi thầy như những bậc chân tu thấy không được, gọi tao mày như người thế tục cũng không xong. Đành lúng búng hỏi :
- … Quên tôi rồi, phải không ?
- Nói chơi hoài !? – Thầy trợn mắt – Tôi đâu có tệ vậy.
Thầy là người đầu tiên ở Thổ Sầu, nhận ra gã, ngay cái nhìn đầu tiên. Những ngón tay xương xẩu của thầy níu lấy vai gã, run run, “Chịu trồi đầu về rồi hả ? Ngon ! Tôi tưởng ông bỏ xứ đi luôn chớ.”
Gã nhìn bên kinh, nơi tre mọc xanh rì là nền nhà cũ. Gã cũng tưởng mình vĩnh viễn không quay lại nơi này. Gã vật vờ hết đất này đến đất khác, làm lụng mưu sinh, vắt mình kiệt như tìm chút nước trong chày. Hết ngày, trở về nhà trọ, gã thường bàng hoàng, cảm giác những đốt xương mình khô đi, rơi ra lừng lóng, từng lóng một. Gã bỗng thèm trở lại Thổ Sầu. Chẳng làm gì cả. Chẳng ai chờ đợi gã. Cả nhà gã đã bỏ xứ đi vì không dám ngẫng đầu nhìn chòm xóm bởi nỗi ô nhục mà đứa con trai gây nên. Vậy thì phải về, cho người Thổ Sầu thấy gã bây giờ sống tử tế như thế nào. Về để tìm lại cảm giác thanh thản đã bị đánh mất. Hay về để nhìn lại cọng cỏ mình đã giẫm nát, cái cây mình đã vặt trụi ngọn, con lạch trong lẻo đã bị mình sục đến đục ngầu bùn, gã không biết nữa. Chỉ cảm giác thèm về da diết.
- Tôi muốn té chỗ nào thì đứng lên ngay chỗ ấy – Gã cười, và cảm giác nụ cười thật kỳ dị, một xác chết mà nhoẻn cười thử hỏi có khó coi không ? Thầy trợn mắt, môi lật phật ở chỗ hai cái răng gãy, rồi phụt ra một bụm cười, “Trời, nói chuyện văn hoa triết lý quá cha nội ? Chắc gặp nhà văn nào ở trong tù hả ?”.
Bất giác, thầy cũng ngó bên kinh, chỗ ngày xưa gã hay ra đứng đái, và thầy hồi ấy là chú tiểu con con cầm nạng thun rình bắn cho bỏ tội chỉa chim trước chùa. Tiểu bắn không tệ, có bữa thằng nhóc bụm tay giữa hai đùi nhảy cà nhót, chửi thề ỏm tỏi. Bờ đất đó giờ rối nùi cỏ dại, thầy ngậm ngùi, “Ở chùa với tôi, đắp đổi cháo rau qua ngày…”.
Thêm một người cũng không làm chùa vui hơn. Gã cũng trầm mặc, cũ kỹ như mấy bức tượng, nhưng không có được cái an nhiên, thanh thản của thần Phật kia. Trên gương mặt chỉ hiện lên sự nhàu úa. Nhiều khi thầy nói chuyện gì đó và phát hiện ra có con cóc trong góc nhà cọt kẹt trả lời mình. Chỉ lúc thầy giả bộ bâng quơ, “con nhỏ đó vẫn chưa ai cưới”, thấy gã tái đi. Con nhỏ mà thầy nói, vẫn thường ghé chùa chơi, mấy hôm rày không biết đau ốm chi mà không thấy.
Gã ở chùa, người đến chùa bỗng đông. Họ cúi đầu lạy Phật mà mắt láo liêng tìm gã, hớn hở, nườm nượp như hồi nhà văn hóa huyện triển lãm heo ba mắt, ngựa hai đuôi và những thai nhi dị dạng ngâm trong mấy chậu thuỷ tinh hoá chất. Gã hay tránh ở vườn thuốc phía sau mỗi khi có bóng người xấp xãi rẽ vào sân trước. Loáng thoáng nghe hỏi dồn, nó về rồi hả ? thằng đó đâu ? Sao thầy chứa nó trong chùa? Nghe thầy cười nhẹ, nói thấy về thì biết về nhưng chưa về đâu. Ủa, vậy là sao ? Thầy niệm mấy tiếng a di đà. Gã hình dung được ánh mắt hấp háy, tinh quái.
Thầy nhờ gã tiếp một tay làm hàng rào sân trước. Thầy buộc gã phải từ giã việc chui lủi bên những pho tượng. Hì hụi trên sân, vần nhau với những khúc cây ngâm nước lâu ngày tanh tưởi mùi bùn, gã gặp lại nhiều người quen cũ. Bối rối không giấu được, họ nhận ra đã quên gã rồi, từng chi tiết một, nên chẳng thể căm thù, xua đuổi càng không thể đối xử mặn nồng như một người xa xứ trở về. Không biết phải đối xử thế nào với cái thằng người đã từng là thú vật.
Những cây son mọc hoang ngoài đường bắt đầu trổ bông, một bữa, gã bê bức tượng Đức Di Lặc ra sơn lại, thì một cô gái già xộc vào. Cô định đạp xe đâm thẳng vô gã, nhưng nhác thấy bức tượng, sợ vỡ, nên cô dùng thân mình nhảy chồm trên đất ghìm trớn xe đang nhanh. Mặt đỏ lựng, bết mồ hôi, cô hét : “Ê… !”.
Tiếng kêu gọn lỏn. Như người ta vẫn thường ê xe vua, ê xe lôi, ê hủ tiếu bò kho… Nhưng sau tiếng “ê” ấy thì mọi ngôn ngữ tắc nghẹn. Cô cũng rơi vào bi kịch của sự không đủ nhớ để nhảy xổ vào cào cấu, băm vằm gã đàn ông ấy cho hả giận. Chỉ biết chơi vơi nhìn mối thù lớn của đời mình tơi tả như con bù nhìn rơm giữa gió trời. Những ngày qua, lúc buồn, lúc những gã trai trong xóm rước cô dâu mới về, lúc… đạp phải đinh, lúc… ho, cô đều bới tên gã ra chì chiết, để hả hê, để sống tiếp. Nhưng giờ điều đó chẳng có ý nghĩa gì hết.
Cô quày quả bỏ đi, mặc kệ gã đàn ông đang chết sững. Sau này, cô cũng chỉ kêu mỗi tiếng “Ê !!!” khi ghé lại. Có bữa nghe da diết, như bảo tôi đây nè, tôi ra nông nổi vầy nè, ông sáng mắt chưa. Có bữa chất chứa tủi hờn, tôi nè, đã nông nổi vầy rồi, hết hy vọng rồi. Bữa khác trong âm nghe hằn học, tôi đây, tôi đã ra nông nổi này, tại ai tại ai tại ai. Và đợi gã ngước nhìn cô sẽ quay đi. Những bữa không thấy gã cô day qua hỏi thầy :
- … đâu rồi ?
Thầy thấy bụng mình hơi quặn chuyện thế tục.
Những bông son nở bung từng chùm trắng xoá. Son ra bông trắng, báo hiệu mùa mưa rất dài, trời lạnh lẽo. Người già trong Thổ Sầu rủ nhau chết, thầy đi tụng kinh siêu độ suốt, chùa vắng tanh. Dù gã ở đó, dù cô có ghé kêu “Ê”. Nhưng cuộc gặp gỡ chỉ là của một – người – đã – chết ngồi nhìn một – người – đã – chết.
Chết từ cái lúc thằng con trai mười bảy tuổi dìm đứa bé gái xuống mé ao. Đứa bé mỏng manh ấy đã la hét hãi hùng vì đau, gã choáng váng nghĩ rằng tiếng kêu đó xuyên thấu vào đầu từng người trong xóm Thổ Sầu, đến với bà mẹ già ốm o của hắn đang ngồi câu. Gã muốn bịt kín tiếng hét cho đến khi con bé kiệt sức đến mức không còn giãy dụa. Nước trong, gã nhìn thấy da con bé tím dần, ngực nó thôi phập phồng, tóc nó trôi lều bều quyện vào đám rong nhớt. Xuyên qua làn nước, đôi mắt đen buốt của con bé nghẹn ứ những câu hỏi về sự tha hóa, man rợ của con người. Trong khoảnh khắc, gã thấy mình chỉ còn là một cái xác. Gã chết rồi. Vì những ly rượu đầu đời, những bộ phim tục tỉu đầu đời. Vì gã đang rạo rực không kiềm chế nỗi, và con bé đi học một mình trên đường trưa thưa vắng người.
Năm đó, son trổ bông đỏ như đang cháy. Nhà chức trách dẫn kẻ phạm tội ra khỏi đầu kinh xáng, ngoái lại bông son rực như ai đó vãi lửa lên trời. Gã nửa sợ nửa như nhẹ nhõm khi nghe tin đứa bé gái đã được cứu.
Được cứu, cũng không có nghĩa là sống lại, gã tin điều đó, khi trông vào mình. Trông vào cô, cũng vật vờ, chao chát, khác thường. Buồn lại cười, lúc vui vùi đầu vô góc bếp khóc. Buồn, vui đều thái quá, như cơm quá lửa khét, canh quá muối mặn lè. Cả xóm ngậm ngùi, “con nhỏ chết hụt mà, bây giờ không tưng tưng mới là lạ”. Người ta chỉ nhớ biến cố đó, và vì mãi nhớ nó nên cô vẫn không lấy được chồng. Thầy thì không nhớ, nhưng phải kinh kệ giữ chùa. Những lúc Thổ Sầu có đám cưới, cô hay mua rượu về, uống một mình. Qua chùa, cô ghé vào than, gần như là câu kinh điển, “Thầy ơi, tui ế chồng thiệt rồi, thầy tính sao đi chớ!”. Thầy day mãi cuốn kinh Phật trong tay, tụng niệm mãi mê để át ý nghĩ vừa loé lên thảng thốt, nếu mình không theo Phật nữa ? Mà cô ta không lấy được chồng liên quan gì tới mình ?
Thầy luôn ám ảnh câu hỏi đó. Thầy nghĩ, nếu mình trút áo nâu rồi, ít nhất có một người sẽ thôi say, khi mùa cưới đến. Ba tuổi, cả nhà chết vì chìm ghe, thầy lon ton vào chùa, theo sư bà Tư Huệ học đạo. Rồi sư bà buông tay lúc thầy vẫn còn lơ ngơ, không còn ai dắt thầy đi trên con đường đạo sâu thẳm. Nên gần bốn mươi năm sau thầy vẫn chưa đủ hạnh, cũng giận, cũng buồn. Giận vẫn chửi, có điều chửi chay, kiểu như rầy đám con nít hái trộm bông trang trong vườn chùa : “mấy đứa bây kiếp sau sẽ biến thành cỏ.. cứt heo”. Có lúc, hứng chí quá uống chút rượu, về tụng kinh sám hối suốt đêm, mà thầy bảo là “bù đắp cho hạnh bị hót mất một lổ”. Mấy bà già quen lối nghĩ người tu hành thường nghiêm trang, từ tốn, gặp thầy lần nào cũng buộc miệng rầy, “thầy chùa mà không nên nết”. Thầy cười xuề xòa, nhìn cái áo thì không biết được ai là bậc chân tu đâu.
Thầy chỉ cãi cố vậy thôi chứ không ám chỉ mình. Thầy vẫn phân vân, hay ngoái lại nẻo đời, vẫn loay hoay với ý nghĩ có những số phận mà trăm ngàn quyển kinh kệ cũng bó tay, không cứu chuộc được. Đó là lúc bông son rụng trụi cành, người ta nườm nượp cưới xin, cô say nhiều hơn, ghé chùa thường hơn, gục gặc bên mấy pho tượng Phật. Gã bạn thầy chỉ biết nhìn cô vơ vất, không biết nói gì, làm gì, bản thân gã chết rồi làm sao cứu được người chết khác.
Gã lao vào học Phật. Chùa cũng không còn mấy quyển kinh, gã thuộc mau, tụng niệm mê mỏi. Gã còn đòi xuống tóc. Thầy cười buồn, không còn tóc thì tâm vẫn chẳng an, có nghĩa gì đâu. Và để chứng minh điều đó, thầy cũng làm cái lễ xuống tóc nho nhỏ. Cô trông thấy cái đầu trọc bóng của gã, kêu “Ê ! Sao ai cũng bỏ tui đi tu hết vậy ?”, chới với như té cầu khỉ. Bữa sau, mở cửa thấy cô nằm bẹp trước sân, người vương vất sương, thầy nổi quạu, ôm mấy cuốn kinh quăng phẹp trước mặt gã, chửi mặn :
- Ông là thứ cỏ chỉ vô dụng. Tối ngày chỉ biết làm chuyện bá láp, may vô đất thì có ý nghĩa gì ? Người ta té sông, ông đọc kinh sám hối thì tự dưng người ta nổi lên sao? Phải lấy tay mình kéo họ kìa, ông ơi.
Thầy nắm tay, dứ trước mặt gã, như níu lấy một cái gì đó, không rõ ràng. Gã lúi húi nhặt nhạnh, như nỗi khổ tâm đang rơi ra, lúc nhúc bò trên đất. Vì lời của thầy, vì màu da dưới áo cô nhiễm lạnh ngã tím, như bị dìm lâu trong nước. Khi cô tỉnh giấc, ra về, gã nói vói theo, “chừng nào buồn, lại rủ tôi uống rượu với”.
Cô hơi khựng lại, có lẽ giọng nói của gã rất khó nghe, nó đã quánh đặc, đông thành khối trong lòng, từng từ rắn như đá, lục cục lăn qua đầu môi. Thầy nghe còn lạ, bấy lâu gã không nói với thầy bằng lời như vừa rồi, ngộ ở chỗ thầy lại thấu điều gã sợ, điều gã đau.
Mình cũng giỏi thiệt, nhiều khi nghĩ lại, thầy mắc cười. Gã đã chịu ngồi chơi với cô, đôi khi còn uống chút rượu. Dù mùi men rượu gạo của năm mười tám tuổi thốc lên làm gã sợ đến tê dại, đến mụ mẫm. Sau cơn chếnh choáng gã đầm đìa mồ hôi như vừa xông nồi lá thuốc. Người nhẹ hẫng, vì ngó vào lòng, thấy dục vọng trống không. Gã có thể nhìn thẳng vào cô, bàng hoàng vì trên gương mặt của cô gái chớm già đã xuất hiện những đốm tàn nhang. Cô nạt :
- Ê !?
“Ê” có nghĩa, “nhìn gì mà nhìn ?” Mặt cô hơi đỏ, như máu đang mon men quay lại chảy trên những cái mạch đã cũ. Có gã giữ chai rượu, cô không còn cơ hội để say, bớt xơ xác. Kinh Phật không làm được điều này, nghĩ tới đó, gã hoang mang. Thầy ngó cái lưng của bạn, nghĩ, hình như gã đã ngộ ra được điều gì rồi.
Và điều đó hẳn rất quan trọng, lớn lao khi thầy thấy gã từ trốn chạy nhớn nhác chuyển qua chịu trận đương đầu. Gã thôi bỏ chạy khi có việc ngang qua bờ chuối cũ. Những tay chuối rối tung. Nơi đứa bé gái giãy khóc ằng ặc, đòi méc má trong bàn tay thô bạo cuống cuồng của gã. Gã chịu trận những ánh nhìn nghiệt ngã lúc theo thầy đến những đám tang, thức thâu đêm, giữ đều từng hồi trống, phụ gia chủ phần trà nước.
Giữa hai mùa son, gã đã dựng được cái hàng rào, tôn nền mộ của sư bà lên cao, trồng bốn luống mỏ quạ, thuộc được mấy bản kinh, cạo đầu một lần. Một lần được cô gái buồn nhất Thổ Sầu, đề nghị, “Anh cưới tui đi” sau khi chúc cạn chai rượu vào đất. “Không là tui chết đó”, cô giơ cái chai không dấm dứ thêm. Gã đứng chết trân.
Gã bỏ Thổ Sầu đi. Chuyện đi ở của gã như khúc củi mục linh đinh dưới sông, thầy đã cố vớt lên, nhưng rồi con nước dâng, củi lại trôi rồi. Gã cần thời gian để đương đầu với nỗi sợ khi bóc tách lớp áo của cô ra, sẽ hiện ra hình ảnh đứa bé gái gầy gò, tóc dài, mắt chong chong ngơ ngác trước sự tàn nhẫn của con người.
Chùa nhớ gã, sáp đèn cầy chảy ròng như nước mắt. Cô nhớ gã, ghé chùa dáo dác, “Đi luôn rồi hả ? Không cưới tui thì thôi, mắc gì phải trốn đi?”. Thầy nhẹ nhàng nói, đừng lo. Tới nắng gã lại về.
Thầy đoán trúng. Chỉ không biết mình lại chơi vơi khi thấy đôi người ấy đi cạnh nhau trên con đường xóm, như hai con số 11, hai cây tre miễu lêu đêu, bóng soi xuống sông dài nhằng, vặn vẹo… Thầy chỉ không hiểu sao mình lại nghe rười rượi lúc nhìn khói bếp bọc lấy ngôi nhà nhỏ vừa dựng trên vườn cũ bên sông. Vì cái buồn vơ vẩn đó, thầy nghĩ chắc mình phải đi tu chùa xa quá.
Nguyễn Ngọc Tư

Loa Kèn Tháng Tư

Tháng hai Hà Nội có hoa Cải, tháng ba hoa Sưa, tháng tư hoa Loa Kèn, tháng năm hoa Sen và tháng sáu hoa Điệp. Phan nhớ có lần cô nói, những bông hoa Loa Kèn trắng muốt, như nàng công chúa hồn nhiên và trong trắng, chưa từng dính bụi trần, chưa từng sầu não vì tình yêu.
Phan gọi cô là Nhiên! Nhiên ở trong chữ “hồn nhiên” ấy.
Cô trẻ hơn Phan những 5 tuổi, hồn nhiên và tinh nghịch, đôi lúc Phan nghĩ, giá mà cô có thể sẻ chia cho anh một chút sôi nổi và tự tin của cô. Thì hẳn anh chẳng ngại ngần gì mà không tự mình đăng ký chương trình tuyển chọn người mẫu của “Mũi tên cầu vồng”. Nhưng dĩ nhiên là anh chẳng thể nào trẻ lại và cô cũng chẳng thể sẻ chia cho anh một chút hồn nhiên nào, vậy nên anh vẫn ngồi đây, ở toà soạn lúc 9h tối chỉ để viết một bài phóng sự tẻ ngắt về lối sống của giới trẻ. Cuộc sống, đôi khi chẳng có chỗ cho sự mơ ước…
Điện thoại đổ vang, Phan nhấc máy, giọng của cô rất khác so với hôm qua anh gặp cô, giọng điệu buồn và hơi khàn tố cáo rằng nước mắt đã chảy trên mắt cô lúc nãy. “Em đã khóc? – Phan hỏi bằng một giọng ngớ ngẩn nhất mà loài người có thể phát minh ra, nó ngớ ngẩn tới nỗi cô cúp luôn máy trong sự bối rối của anh. Rồi anh cũng đặt máy xuống, lắc đầu lẩm bẩm – thì em đang khóc thật mà?”.
Cô Buzz anh trên Y!M, gửi cho anh một icon mang biểu hiện buồn, anh gửi lại cô một lời xin lỗi, và cô gửi trả một nụ cười trừ với những chiếc răng trắng. Anh lọc cọc gõ:
- Em có chuyện gì vậy?
- Sài Gòn đang mưa anh ạ.
- Anh có thể làm gì để Sài Gòn thôi mưa.
- Gửi cho em nụ cười của anh.
- …
- Anh đã nói rằng có thể khiến em cười là niềm hạnh phúc của anh?
- Chính xác tới từng chữ.
- Vậy sao hôm qua anh không tiễn em ra sân bay? – Icon của cô mang biểu tượng của sự thắc mắc.
- Điều đó quan trọng vậy sao?
- Với anh thì không à?
- Anh đang hỏi em mà?
- Anh trả lời trước đi.
- Anh sợ.
- Sợ gì?
- Anh sợ gặp chàng của em, và chiến tranh sẽ xảy ra – anh gửi kèm theo một cái nháy mắt.
Im lặng, anh buzz cô mấy lần nhưng cô đã out ra khỏi nick, cô biến mất, như chưa từng tồn tại, anh thở dài và quay lại với bài phóng sự đang đợi được hoàn thiện để lên trang ngày mai. Ngoài trời đang mưa, Hà Nội cũng mưa rồi.
Phan dừng lại trên đường, anh mua một bó hoa Loa Kèn trắng của cô gái gánh hàng hoa đi rong trên phố. Bán hoa lúc gần nửa đêm, chắc chẳng có nơi nào ngoài Hà Nội, có lẽ cũng chẳng có nơi đâu mà mỗi tháng lại có một loài hoa cho riêng mình như thành phố già cỗi nhưng lãng mạn này. Tháng hai Hà Nội có hoa Cải, tháng ba hoa Sưa, tháng tư hoa Loa Kèn, tháng năm hoa Sen và tháng sáu hoa Điệp. Phan nhớ có lần cô nói, những bông hoa Loa Kèn trắng muốt, như nàng công chúa hồn nhiên và trong trắng, chưa từng dính bụi trần, chưa từng sầu não vì tình yêu. Anh đã không nhớ được là mình đã cười to như thế nào, nhưng anh nhớ, cô đã giận anh hẳn một tuần vì “sự vô duyên một cách ngớ ngẩn”. Còn anh thì mất hẳn một tuần để dỗ dành, để xin lỗi, cuối cùng, cô chỉ tha thứ cho anh khi “vô tình” để lộ ra rằng anh phải xin lỗi bằng trăm bông Loa Kèn trắng thì mới được. Một trăm bông Loa Kèn trắng, chỉ để đổi lấy nụ cười của cô, không nhớ ngày xưa anh nghĩ gì, nhưng bây giờ anh thấy thế hẵng còn rẻ chán.
…ngây thơ trong trắng như hoa Loa Kèn
Quán cafe thưa người, một ngày chủ nhật đầy nắng thế này có lẽ dân tình kéo nhau đi chơi cả chứ chẳng ai cafe một mình như Phan. Loay hoay chỉnh tới chỉnh lui zoom máy ảnh, Phan cố tóm lấy nụ cười của một cô bé bên kia đường, nụ cười làm anh liên tưởng tới cô, hồn nhiên đến lạ. Cô gái có lẽ cũng nhận ra mình đang lọt vào ống ngắm nên nghiêng người tạo dáng, Phan cười mỉm lắc đầu rồi hạ máy xuống, anh thích những gì đến tự nhiên, không gượng ép. “Thứ hai em bay – tin nhắn cô vừa gửi – nhà em sẽ định cư bên đó luôn, chứ không đi du lịch thăm bác như kế hoạch trước kia nữa”. Phan thẫn thờ, bàn tay cầm máy buông thõng, cô sẽ bay thật ư, sẽ định cư luôn bên đó và không trở về nữa ư? Anh đọc tiếp tin nhắn, “nếu anh có quyền quyết định, anh sẽ ngăn cản em chứ?”. “Không!” – Anh nhắn trả, một tin nhắn ngắn ngủi, nhưng anh bấm mãi mới xong, – “Không!”.
Phan rời khỏi quán, nắng rất đẹp và trời trong xanh, những cụm mây trôi lững lờ, nhàn nhã, “nếu anh có quyền quyết định, anh sẽ cản em lại chứ?”. “Không!”. “Nếu anh có quyền quyết định…”. “Không”. “Nếu anh có quyền…”. “Không”. “Nếu anh…”. “Anh đã bảo là không mà, – Phan hét lên thành tiếng, rồi bừng tỉnh, thì ra anh đang mơ, những đoá Loa Kèn trắng vẫn đứng lẻ loi trong chiếc bình để trên bàn làm việc. Anh nhìn đồng hồ, mới có bốn giờ sáng, nhưng anh không thể ngủ được nữa, anh bật dậy, không biết làm gì nên mở máy tính. Cả một friends list của anh chỉ còn một nick sáng đèn và còn treo cả status: “Tháng tư, mùa Loa Kèn, giá mà anh biết, những bông Loa Kèn sẵn sàng từ bỏ màu trắng tinh hồn nhiên của mình, để điểm lên đó một chút sầu não của tình yêu. Vì Loa Kèn đã yêu anh hơn cả bản thân mình!”.
thieu nu ben hoa loa ken Loa Kèn Tháng Tư
Mới tháng tư nhưng Sài Gòn đã đầy nắng, Phan lơ ngơ vẫy Taxi rời khỏi phi trường. Tay tài xế tỏ ra ngạc nhiên vì anh không mang theo bất kỳ thứ gì ngoài một bó gì đó được gói rất cẩn thận. Không nén nổi tò mò, anh ta hỏi:
- Anh mang theo cái gì mà nâng niu dữ vậy?
- Tháng tư của Hà Nội đấy.
- Xin lỗi?
Phan cười xoà, đôi khi người ta đâu cần phải giải thích rõ tất cả mọi chuyện nhỉ? “Nếu anh có quyền quyết định, anh sẽ ngăn cản em chứ?”. “Không! Anh sẽ đi cùng em”. “Bất cứ đâu à?”. “Ừ! Bất cứ đâu, miễn là nơi đó, tháng tư có hoa Loa Kèn”.
Chiếc taxi dừng ở đầu phố, nhà cô ở cuối đường, ngôi nhà nhỏ trồng rất nhiều Loa Kèn trên ban công. Anh bước tới, lần này không phải là mơ…
Phan Anh

Hà Nội: Hoa cải tháng chạp

Tháng mười hai. Hà Nội đang là mùa khô. Buổi sáng sớm và chiều tối, trời thường se se lạnh. Nhưng tháng chạp này cũng có những ngày tạnh ráo, đầy nắng. Những ngày đó, buổi sáng sương mù mờ mịt, dấu hiệu của một ngày đẹp trời. Nửa buổi sương mới tan, nắng ấm tràn lan nhuộm vàng bãi giữa sông Hồng.
mua hoa cai Hà Nội: Hoa cải tháng chạp
Tháng củ mật. Tất cả cứ rối kênh. Tha thẩn lạc vào bãi giữa sông Hồng, nhìn lên thấy cầu Long Biên cứ như một tấm băng rôn lớn căng ngang mà trên đó nhịp sống cứ rộn rã.
Dưới bến sông này là một cuộc sống khác hẳn. Trong cái nền xanh thẫm của muôn loại rau là cả một vùng cải mênh mông vàng điểm vô vàn cánh hoa nhỏ xíu, mềm mại quấn quýt quanh hàng cọc mắt cáo đều tăm tắp.
Những vạt cải vàng rực kiêu hãnh mà khi ta len lén chậm lại, những chùm hoa nhỏ tí tẹo cứ lao xao gật gù thân thiện.
t452247 Hà Nội: Hoa cải tháng chạp
Khó có thể nói hết vẻ đẹp thật thà của hoa cải. Nhìn từ xa chỉ thấy rợn ngợp một sắc vàng dịu dàng. Từng cánh hoa li ti mơn mởn, từng bẹ lá xanh non vân vi sắc trắng hồ hởi trong gió…
Cứ khoảng gần cuối đông, các mẹ nông thôn mới nhẹ nhàng lấy những hạt giống li ti gói trong mớ lá chuối giắt trên nhà xuống. Đất được cuốc thật tơi. Mấy luống cải gieo “để dành tết ăn” cũng được phân chia khá rõ ràng.
Cải bẹ được gieo trên mấy luống đầu trên, đúng dịp tết vừa vặn trổ ngồng. Cải tần ô gieo tiếp theo và khoảng rằm tháng chạp cải cay mới được rải hạt. Cải bẹ xào thịt có vị ngon ngọt, cải tần ô nấu canh xương vị thơm như thuốc Bắc, đặc biệt cải cay ăn sống.
Và hầu hết cải được nhổ làm thức ăn khi chưa kịp ra hoa. Chỉ còn những cây cải vạm vỡ, lá to, thân cao, hoa khỏe sẽ được dành lại cho nở hoa, kết trái để lấy hạt làm giống để tiếp tục chờ một vòng quay mới.
Ấy là lúc tưởng chừng cải đã hoàn thành thiên chức của mình, thế mãn nguyện rồi nên khi cải ra hoa cũng là lúc nó nghỉ ngơi. Cải cũng như con người. Mấy ai tất tả trong đêm 30 làm gì? Vì đơn giản tự bao đời nay 364 ngày quần quật với công việc thì chiều ba mươi, người ta cũng phải nghỉ đợi niềm vui vui sáng mùng một Tết. Cải cũng vậy.
Chiều ba mươi, bãi giữa vắng, buồn. Chỉ còn ruộm vàng hoa cải.
Trọng Hiếu

Những cánh đồng

Tôi thích cái cảm giác đi dạo giữa những cánh đồng rộng lớn, lắng nghe gió rì rào và thấy mình nhỏ bé trước cái khoảng không bao la, trải dài đến phía chân trời. Mỗi cánh đồng mang một màu sắc khác nhau và kể cho ta nghe những câu chuyện khác nhau – cải của tháng giêng, lúa của những ngày hè oi ả, và những cánh đồng hoa rực rỡ khoe sắc trong tiết trời ấm áp. Hôm nay, mời bạn cùng tôi dạo qua những cánh đồng trải dài khắp trên thế giới này, để cảm nhận một chút bình yên giữa cuộc sống đã quá bộn bề này.
Download toàn bộ album tại đây - Password: gocsuyngam.com

Lưu trữ Blog